MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI TRÊN CHÈ VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ TRONG MÙA MƯA
Sau nhiều năm bén rễ, đâm chồi trên mảnh đất Lai Châu, cây chè đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên mảnh đất vùng cao biên giới này, trở thành cây trồng chủ lực của nền nông nghiệp nơi đây; góp phần đem lại giá trị kinh tế cao, xoá đói giảm nghèo cho bà con nông dân; bởi vậy cây chè được ví như “ vàng xanh” của miền đất nơi địa đầu tổ quốc.
Tính đến cuối năm 2024 tại tỉnh Lai Châu, diện tích cây chè hơn 10.500ha, trong đó diện tích chè kinh doanh gần 8.400ha; tổng sản lượng chè búp tươi ước đạt 64 nghìn tấn. Diện tích canh tác lớn, sản lượng dồi dào là thế nhưng với đặc thù khí hậu vùng cao trong giai đoạn chuyển mùa, nắng mưa đan xen là môi trường lý tưởng cho các loại sâu bệnh hại phát sinh, phát triển. Nhiều diện tích chè bị rầy xanh, phồng lá "tấn công", gây hại ở lá và búp non. Nếu không được phòng trừ kịp thời, không chỉ làm giảm năng suất, chất lượng chè vụ này, mà còn làm chậm quá trình sinh trưởng của cây, ảnh hưởng đến các lứa chè sau. Trang bị cho bà con làm chè nắm vững các đối tượng sâu bệnh trên cây chè và phương pháp phòng trừ là cực kỳ quan trọng.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế Trung tâm Khuyến nông và kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn hướng dẫn những loại sâu bệnh phổ biến nhất trên cây chè và chủ động trong phòng trừ nhằm đảm bảo thu hoạch đạt năng suất cao nhất:
1. Rầy xanh
a. Đặc điểm
Thuộc nhóm miệng hút. Rầy non và rầy trưởng thành hút nhựa ở búp non theo các đường gân làm cho mầm và lá non của búp cong queo và khô c
Nếu bị hạі nặng, chóp lá bị khô có màu thâm đen và lan dần xuống 2 bên mép lá gọi là ”cháy rầy”. Rầy xanh gây hại quanh năm trên nương chè, nhưng nặng nhất vào tháng 3-5 và tháng 9-11. Điều kiện thuận lợi để phát sinh rầy xanh: thời tiết chuyển từ lạnh sang nóng hoặc nắng mưa xen kẽ.
b. Biện pháp phòng trừ
- Biện pháp sinh học:
- Các loài bọ cánh cứng: bọ rùa đỏ, bọ rùa đen nhỏ, kіến ba khoang, bọ cánh cộc,…Các loài nhện ăn thịt: nhện xám trắng, nhện đеn, nhện chân dài,…Một số loài chuồn chuồn ăn rầy xanh non và trưởng thành; Một số loài ong ký sinh trứng rầy. Sử dụng bẫy đèn để thu bắt rầy trưởng thành.
- Biện pháp hoá học:
- Khi nào vượt ngưỡng cho phép phun các loại thuốc sau: Vineem 1500EC, Agiaza 4.5EC, Altivi 0.3EC, Super Fitoc 10EC, Biomax 1 EC, TP-Thần tốc 16.000 IU.... Lưu ý, nồng độ, liều lượng theo hướng dẫn ghi trên nhãn; thực hiện đúng quy định về thời gian cách ly để bảo đảm sản phẩm trà sạch, an toàn với người sử dụng. Nên сhọn cáс loạі thuốc phổ tác động hẹp, thời gian cách ly ngắn, ít gây độc hại cho сáс loại thiên địch hоặc dùng thuốc trừ sâu thảо mộc.
2. Bọ cánh tơ
a. Đặc điểm
Có kiểu miệng giữa hút, cả sâu non và trưởng thành bám ở mặt dưới lá non, tôm chè và trên cọng búp để gây hại, làm cho mặt dưới lá và trên cọng búp nổi lên hai đường sần sùi màu nâu xám song song với gân chính, ngoài ra chúng còn gây hại trên cành non đoạn gần chồi gây vết nhám trên bề mặt cành.
Khi chè bị bọ cánh tơ hại nặng, lá và tôm chè bị rụng sớm, lá non bị biến dạng, các mầm non héo thâm và ảnh hưởng đến năng suất búp chè lứa tiếp theo. Búp chè bị hại có biểu hiện cứng, lá dày màu xanh sẫm, có thể lá bị nhăn hoặc biến dạng, sau khi chế biến chè có vị đắng. Nước chè vàng hơn không có màu xanh đặc trưng.
b. Biện pháp phòng trừ:
- Biện pháp sinh học:
- Bảo vệ các loại thiên địch trên nương chè. Trồng cây che bóng để thiên địch có chỗ cư trú. Hạn chế sử dụng thuốc hóa học, nếu cần thiết chỉ nên sử dụng các thuốc ít độc, có phổ tác động hẹp, ít ảnh hưởng đến thiên địch. Nghiên cứu áp dụng việc nuôi lượng lớn một số loài bắt mồi ăn thịt (bọ rùa, bọ cánh cộc Oligota sp., nhện nhỏ Amblyseius sp.,...) và thả vào hệ sinh thái cây chè.
- Biện pháp hoá học:
- Khi nào vượt ngưỡng cho phép phun các loại thuốc sau:), Vineem 1500EC, Agiaza 4.5EC, Altivi 0.3EC, Kozomi 0.15EC, Super Fitoc 10EC, TP-Thần tốc 16.000 IU.... Lưu ý, nồng độ, liều lượng theo hướng dẫn ghi trên nhãn; thực hiện đúng quy định về thời gian cách ly để bảo đảm sản phẩm trà sạch, an toàn.
3. Bọ xít muỗi
a. Đặc điểm
Bọ xít muỗi dùng vòi hút nhựa ở lá non, búp chè. các vết chân lúc đầu có mầu chì sau biến thành mầu nâu đậm, búp chè cong queo thui đen, không những không được thu hoạch mà còn ảnh hưởng đến các lứa chè tiếp theo; nếu nặng cây chè sẽ còi cọc, sinh trưởng kém, năng suất và phẩm chất búp chè bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
. Biện pháp phòng trừ:
- Biện pháp sinh học:
- Trên nương chè có khá nhiều loài thiên địch của bọ xít muỗi như: các loài nhện bắt mồi, chuồn chuồn, bọ ngựa ăn thịt, một số loại kiến, bọ rùa... Những loài thiên địch này có thể tiêu diệt cả bọ xít trưởng thành và con ấu trùng vậy nên trước khi phun thuốc cân nhắc việc dùng thuốc sao cho ít ảnh hưởng nhất đến những loài thiên địch này. Ngoài ra thường xuyên làm cỏ, phát quang bụi rậm và những cây ký chủ phụ của bọ xít xung quanh nương chè, để hạn chế nơi trú ngụ của bọ xít; Những nương chè thường xuyên bị bọ xít gây hại nặng, không nên trồng cây che bóng quá nhiều.
- Biện pháp hoá học:
Khi nào vượt ngưỡng cho phép phun các loại thuốc sau: Biorepel 10SL ,Vineem 1500EC, Profezin 250WP, 400SC; MAP Green 3SL, 6SL, 10SL, Dipel 6.4WG … Lưu ý, nồng độ, liều lượng theo hướng dẫn ghi trên nhãn; thực hiện đúng quy định về thời gian cách ly để bảo đảm sản phẩm trà sạch, an toàn với người sử dụng.
4. Các loại nhện hại chè
. Đặc điểm
- Nhện sọc trắng: Nhện sọc trắng chỉ gây hại lá non, lá bánh tẻ làm cho lá trở nên xám tím và phủ 1 lớp bụi mầu trắng (đó là xác lột của chúng), cây ngừng sinh trưởng, toàn bộ vườn chè có mầu xám nhạt.
- Nhện đỏ nâu: Nhện đỏ nâu cắn biểu bì lá để hút nhựa trên lá bánh tẻ, lá già. Lá bị hại ở mặt trên có màu nâu đỏ (màu hung đồng) và chấm trắng. Khi bị hại chè ngừng sinh trưởng, lá rụng.
- Nhện đỏ tươi: Loại nhện này luôn sinh sống ở mặt dưới và cuống lá. Khi bị hại cuống lá không trên có đốm trắng.
b. Biện pháp phòng trừ
- Biện pháp sinh học:
- Trong điều kiện tự nhiên của nương chè có khá nhiều loài thiên địch giúp nhà nông khống chế mật số của nhện đỏ như: nhện bắt mồi ăn thịt Phytoseiulus, Amblyseius, Typhlodromus, Mexecheles, bọ rùa đen nhỏ, bọ cánh ngắn đen nhỏ, nhện chăng lưới nhỏ…vì thế nên hạn chế sử dụng thuốc BVTV, bảo vệ an toàn cho tập đoàn thiên địch; trồng cây che bóng và tủ gốc để tăng độ ẩm và tạo tiểu khí hậu mát mẻ cho nương chè vào mùa khô nóng, hạn hán kéo dài; bón phân đầy đủ và cân đối giữa đạm, lân, kali, làm cỏ kịp thời và chăm sóc tốt để cây chè khoẻ mạnh có sức chống chịu với nhện.
- Biện pháp hoá học:
- Với các loài nhện chủ yếu dùng các loại thuốc hoá học như: Comite(R) 73 EC, SK Enspray 99 EC, Golmec 9EC, 20EC, Agiaza 4.5EC, Altivi 0.3EC., Kozomi 0.15EC, Super Fitoc 10EC, Biomax 1 EC, TP-Thần tốc 16.000 IU.....
- Lưu ý, nồng độ, liều lượng theo hướng dẫn ghi trên nhãn; thực hiện đúng quy định về thời gian cách ly để bảo đảm sản phẩm trà sạch, an toàn với người sử dụng.
5. Bệnh phồng lá chè
a. Đặc điểm
Nguyên nhân, triệu chứng bệnh: Bệnh phồng lá chè do nấm Exobasidium vexans gây hại lá non, cành non. bệnh phồng lá chè phát sinh, gây hại ở ngưỡng nhiệt độ từ 15-20o C, ẩm độ cao trên 90% và nhất là có sương mù hoặc mưa phùn kéo dài trên 10 ngày. Vào mùa xuân bệnh thường phát triển từ cuối tháng 2 đến đâu tháng 5, mùa thu vào cuối tháng 9 đến cuối tháng 10 ở các tỉnh phía Bắc.
b. Biện pháp phòng trừ
Dùng thuốc có gốc đồng (Cu) phun ngay sau khi hái, phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày. Nếu trời nắng liên tục trong 10 ngày thì hái chạy không cần phun thuốc. Thuốc hoá học có thể dùng Stifano 5.5SL.
- Lưu ý:
Hạn chế bón quá nhiều phân đạm và không cân đối NPK. Vệ sinh nương chè như diệt cỏ dại tạo độ thông thoáng trong nương chè. Khi phát hiện thấy có bệnh xuất hiện cần hái hết các lá bệnh mang đi tiêu hủy.
6. Bệnh đốm nâu ( Khô lá chè hình bánh xe ).
a. Đặc điểm
Bệnh đốm nâu còn gọi là khô lá chè hình bánh xe, gây hại nặng vào các tháng mùa mưa, nhất là tháng 8 – 9. Bệnh chủ yếu gây hại lá già, cành và quả. Trong quá trình chăm sóc chè bị xây xát nhiều, ánh sáng quá mạnh hoặc khi gặp mưa, bệnh phát sinh càng nặng. Giống chè lá to bệnh dễ phát sinh. Bệnh do nấm Colletotrichum camelliae gây ra, trên vết bệnh có hạt nhỏ màu đen là khối bào tử phân sinh của nấm bệnh.
b. Biện pháp phòng trừ
Phòng trị theo phương pháp IPM. Khi bệnh phát sinh thì phun các loại thuốc có gốc đồng (Cu). Sau phun từ 5 – 7 ngày mới được hái chè. Ngoài ra có thể sử dụng thuốc trừ bệnh hữu cơ sinh học Amtech 100EW.
7. Bệnh thối búp chè
a. Đặc điểm
Bệnh thối búp chè gây ra bởi nấm Colletotrichum Theae Petch thuộc lớp Colletotrichum, nấm tồn tại dưới dạng bào tử, có thể tồn tại dưới dạng bào tử tĩnh trong lòng đất khoảng thời gian nhiều năm. Bệnh thối búp chè phát sinh và phát triển trong môi trường nóng, nhiệt độ 20 đến 27 độ C, độ ẩm cao. Bệnh gây hại tập trung vào thời điểm tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, gây hại nặng nhất vào những tháng hè thu tháng 7, 8, 9 tại những tỉnh phía Bắc.
Bệnh thối búp chè gây hại chủ yếu trên lá non và búp non của cây chè. Vết bệnh giai đoạn đầu là một chấm nhỏ màu nâu đen trên phần non mềm của lá và búp. Vết bệnh xuất hiện tại những phần mọng nước của lá với kích thước nhỏ chỉ khoảng 2-3mm. Những vết bệnh phát triển lớn dần sau khoảng 7 đến 15 ngày với kích thước lên đến 2cm, xâm chiếm phần cuống lá và chồi búp dẫn đến hiện tượng thối đen búp sau khoảng 30 ngày. Bệnh phát triển gây bệnh đến hết phần màu xanh trên cành búp và ngừng lại ở phần cành đã nâu hoá.
b. Biện pháp phòng trừ
Thăm vườn thường xuyên, đặc biệt đối với phần búp và lá chè để phát hiện sớm những dấu hiệu của nấm thối búp và những nấm bệnh khác; Ngắt bỏ các lá chè bị bệnh để hạn chế lây lan ngày càng trầm trọng nấm bệnh trong từng dãy, từng nương chè; tiêu huỷ sạch sẽ tàn dư các bộ phận nhiễm bệnh để tránh lây truyền nấm bệnh cho các cây khác.
Khi bị bệnh xuất hiện dùng các loại thuốc có gốc đồng (Cu) để phun. Bón tăng lượng phân kali, hái chạy bệnh đối với nương chè kinh doanh.
Có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Starone 20WP, Biobus 1.00 WP; MAP Green 3SL; Stop 15WP; Genol 0.3 SL; Lilacter 0.3SL; TP - Zep 18EC; Actinovate 1 SP , phun ngay khi bệnh chớm xuất hiện ở đầu mùa mưa.
- Lưu ý:
Không lạm dụng quá nhiều phân thuốc, đặc biệt đối với phân đạm vì sẽ gây ra tác dụng ngược cho cây, đồng thời tạo điều kiện cho bệnh thối búp chè
8. Bệnh chấm xám ( Đốm xám )
a. Đặc điểm
Bệnh đốm xám hại lá chè gây ra do nấm Pestalozzia theae Sawada. Bệnh đốm xám xuất hiện gần như quanh năm trên nương chè, nhưng bệnh phát triển mạnh trong điều kiện mưa ẩm và phạm vi nhiệt độ không khí 25-28 o C thường từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
Khi phát hiện lá chè có dấu hiệu bệnh đốm xám bà con nên loại bỏ các lá chè bị bệnh đó ngay để tránh tình trạng lây lan của bệnh; Vệ sinh vườn chè như diệt cỏ dại, lá chè rụng và nhất là sau khi đốn chè hàng năm cần cày vùi lá cành chè vào trong đất (ép xanh).
b. Biện pháp phòng trừ
Nếu các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nương chè nêu trên đã thực hiện tốt mà bệnh vẫn phát sinh gây hại nặng cần phải sử dụng thuốc trừ nấm để phun thì hãy sử dụng. Chọn các thuốc trừ nấm trong danh mục thuốc sử dụng trên chè tại Việt Nam như: Stifano 5.5SL, Tutola 2.0SL, Biobus 1.00 WP, Biorepel 10SL.
Bà con nông dân cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp, thường xuyên thăm đồng và xử lý sớm các triệu chứng sâu bệnh phát sinh trên nương chè. Kiểm soát các tác nhân sâu bệnh dưới ngưỡng gây hại, ưu tiên áp dụng các biện pháp sinh học, biện pháp hoá học là lựa chọn cuối cùng. Giảm thiểu sử dụng hoá chất là bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân người sản xuất; bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng; góp phần bảo vệ môi trường; gìn giữ nguồn tài nguyên đất,nước, tăng niềm tin từ đó tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.
Chúc bà con có những vụ chè bội thu để màu xanh nương chè trải rộng khắp biên cương đất nước nơi địa đầu tổ quốc, xây dựng Lai Châu giầu đẹp.