Chi cục Kiểm lâm Lai Châu có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo Quyết định số 590/QĐ-UBND ngày 31/3/2025 của UBND tỉnh Lai Châu.
Trụ Sở: Tòa nhà số 2 - hợp khối hành chính sự nghiệp - phường Đông Phong, TP. Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
Số điện thoại: 02133 876 605
Điều 1. Vị trí, chức năng
1. Chi cục Kiểm lâm (sau đây viết tắt là Chi cục) là tổ chức hành chính thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lai Châu. Chi cục chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Môi trường, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về lâm nghiệp; đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
2. Chi cục có trụ sở, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tham mưu xây dựng dự thảo các các văn bản quy phạm pháp luật, quyết định, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, chính sách, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực lâm nghiệp trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật và theo phân công của Sở Nông nghiệp và Môi trường.
2. Tham mưu, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực lâm nghiệp được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt; thông tin tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.
3. Tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền: Chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp bền vững; kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; chủ trương chuyển loại rừng, phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng; quyết định giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng; phương án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; quyết định khung giá rừng; quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ; quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên theo quy định; phương án huy động các lực lượng, vật tư, phương tiện, thiết bị của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh để ứng phó khẩn cấp chữa cháy rừng theo thẩm quyền.
4. Tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức tuyên truyền, phổ biến, theo dõi thi hành pháp luật về lâm nghiệp; tham mưu, tổ chức thực hiện điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng; cập nhật cơ sở dữ liệu, hồ sơ quản lý rừng; bảo vệ rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; phát triển rừng; sử dụng rừng; khai thác lâm sản; tổ chức sản xuất lâm nghiệp gắn với chế biến và thương mại lâm sản.
5. Tham mưu, phối hợp tổ chức thực thi pháp luật về lâm nghiệp
a) Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
b) Về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật;
c) Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
đ) Về công tác bồi thường nhà nước;
e) Về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ;
g) Về công tác tham mưu các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng.
6. Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm lâm tại địa phương theo quy định của pháp luật.
7. Giúp Sở Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn, kiểm tra về sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh.
8. Thực hiện công nhận các nguồn giống: Cây mẹ, cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, vườn giống và rừng giống trên địa bàn tỉnh; xây dựng phương án, biện pháp, chỉ đạo, kiểm tra về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp và sử dụng vật tư lâm nghiệp; tổng hợp, cập nhật, công bố công khai danh mục nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận hoặc hủy bỏ công nhận. Tham mưu hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lâm nghiệp; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các hạng mục lâm sinh trồng rừng, nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng, cải tạo rừng tự nhiên và khoanh nuôi tái sinh rừng, chế biến và bảo quản lâm sản, phòng, chống dịch bệnh gây hại rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
9. Giúp Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững, đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, phòng hộ thuộc địa phương quản lý, thiết kế, dự toán công trình lâm sinh theo quy định của pháp luật.
10. Tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn việc trồng rừng, bảo vệ rừng; phát triển cây lâm nghiệp phân tán theo quy định.
11. Giúp Sở Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và chủ rừng trong quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương, phối hợp và huy động lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý lâm sản.
12. Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến lâm trên địa bàn tỉnh.
13. Tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, sinh thái, thông minh, công nghệ cao, lâm nghiệp kết hợp công nghiệp, lâm nghiệp kết hợp dịch vụ, tăng trưởng xanh, kinh tế chia sẻ về lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo nhiệm vụ được phân công
14. Tham mưu xây dựng và hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất và hoạt động phát triển thuộc nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý của Chi cục; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ trong lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
15. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về đăng ký, cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận, quyết định công nhận thuộc phạm vi quản lý của Chi cục theo quy định của pháp luật, phân công, ủy quyền của cơ quan có thẩm quyền và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
16. Xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu về lâm nghiệp; tổ chức công tác thống kê diễn biến đất lâm nghiệp, diễn biến rừng và các hoạt động thông tin, lưu trữ, thống kê khác thuộc lĩnh vực quản lý phục vụ yêu cầu quản lý của ngành nông nghiệp và môi trường theo quy định. 17. Tham mưu hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các dự án, công trình lâm sinh và xây dựng mô hình phát triển về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình, dự án khi được cấp có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền của Sở Nông nghiệp và Môi trường.
18. Về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
a) Tham mưu nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên phạm vi toàn tỉnh;
b) Tham mưu tổ chức thực hiện và đánh giá việc thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương theo quy định của pháp luật; rà soát tham mưu tích hợp quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của địa phương vào Quy hoạch tỉnh;
c) Tham mưu thành lập, quản lý khu di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh;
d) Trình ban hành danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và cấm xuất khẩu; danh mục và chế độ quản lý, bảo vệ, bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ, cần được tái tạo, loài di cư; danh mục sinh vật biến đổi gen và chế độ quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen; danh mục và hướng dẫn công tác ngăn ngừa, loại trừ loài ngoại lai xâm hại; hướng dẫn việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện, hướng dẫn công tác điều tra, đánh giá, lập, tổ chức thẩm định, ban hành danh mục, chế độ bảo tồn và sử dụng bền vững; chỉ đạo, hướng dẫn việc tiếp cận cảnh quan, xác lập, quản lý, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên quan trọng theo quy định của pháp luật;
e) Hướng dẫn, tổ chức điều tra cơ bản, quan trắc, kiểm kê, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu, báo cáo về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; thu thập, lưu trữ, khai thác nguồn gen, bảo tồn quỹ gen, đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;
g) Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động đăng ký, công nhận, cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật.
19. Tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các hội và các hộ sản xuất kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
20. Tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lâm nghiệp đối với cơ quan đơn vị cấp huyện theo quy định.
21. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Chi cục theo sự phân công hoặc ủy quyền của Sở Nông nghiệp và Môi trường theo quy định của pháp luật.
22. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất thuộc lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tham mưu đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực lâm nghiệp theo quy định.
23. Thực hiện một số nhiệm vụ về công tác bảo vệ và phát triển rừng; quản lý các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm; phòng, chống dịch bệnh trong lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh và nhiệm vụ công tác khác theo phân công của Sở Nông nghiệp và Môi trường và quy định của pháp luật.
24. Thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực lâm nghiệp theo quy định.
25. Phối hợp tham mưu, thực hiện nội dung việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp.
26. Tham mưu đề xuất danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của chi cục. Chịu trách nhiệm về các dịch vụ công do Chi cục thực hiện hoặc Sở Nông nghiệp và Môi trường ủy quyền.
27. Thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của đơn vị hoặc phân công của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường.
28. Tổ chức thực hiện cải cách hành chính; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, tài chính, tài sản công và nguồn lực khác được giao theo phân cấp của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường và quy định của pháp luật.
29. Xây dựng dự thảo Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục trình Sở Nông nghiệp và Môi trường. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm, Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng thuộc Chi cục; mối quan hệ công tác của các phòng, hạt, đội thuộc Chi cục theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, quy định của pháp luật.
30. Quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng, đồng phục theo quy định của pháp luật.
31. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Sở Nông nghiệp và Môi trường, cơ quan, tổ chức có liên quan.
32. Thực hiện nhiệm vụ khác do Sở Nông nghiệp và Môi trường giao và theo quy định của pháp luật